Nguyên nhân gây nấm mốc trong nhà
– Chống thấm, chống ẩm không phù hợp: Nhất là ở các tầng thấp, khi lớp chống thấm không được xử lí phù hợp sẽ gây ra khả năng mốc tường nhà. Hãy xử lí thấm từ bước đầu của quá trình xây nhà bằng rất nhiều loại phụ gia chống thấm được bán trên thị trường.
– Chất kết dính sử dụng trong xây dựng: Khi xây nhà, các vật liệu như cát, vôi, vữa đều được trộn với nước khiến độ ẩm tăng lên. Dù là chất kết dính nhưng lại khiến cho mạch tường ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
– Thời tiết: Độ ẩm cao trong môi trường, nhất là khi quá 55% trong điều kiện mùa xuân nồm ẩm của miền Bắc sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại nấm, mốc và vi khuẩn sản sinh.
Cách xử lý nấm mốc
Ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà, bạn hãy để ý đến giải pháp chống nấm mốc cho tường, trần và sàn nhà. Nhất là trước khi sơn nhà, bạn nên xử lý tường kĩ càng bằng cách đảm bảo bề mặt thật khô để tối thiểu độ ẩm. Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ qua lớp sơn lót đầu tiên như 1 lớp bảo vệ để ngăn ngừa nấm mốc.
Để xử lý nấm mốc, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch có sẵn được bày bán ở các cửa hàng vật liệu xây dựng hoặc tạp hóa.
Phòng tránh vết bẩn mới
- – Sau khi dọn dẹp, bạn cần tiếp tục giữ điều kiện trong nhà tốt để phòng tránh các vết bẩn, ố mới.
– Giữ nhà thông thoáng: Khi không cần thiết, hãy mở cửa sổ để không khí trong và ngoài nhà được lưu thông giúp cân bằng độ ẩm.
– Sử dụng sơn chống thấm, nhất là trong nhà bếp nơi độ ẩm và nhiệt cao hơn các không gian khác.
– Sử dụng sản phẩm chống thấm, chống ẩm mốc.
Cải thiện hệ thống chống thấm
Nếu bạn mong muốn đầu tư mới hoàn toàn hệ thống chống thấm của gia đình, hãy thay cửa sổ, sơn lại tường và lát lại sàn nhà để đem lại hiệu quả lâu dài.